So sánh về tính bảo mật ứng dụng của Android và iOS

'' Trung Thực - Uy Tín - Tận Tâm ''
Hotline: 0978115131 Địa chỉ: 336 Nguyễn Ái Quốc, KP6, P.Hố Nai, TP.Biên Hòa, Đồng Nai
Thu cũ
Đổi mới
Bảo Hàng
Chất Lượng
So sánh về tính bảo mật ứng dụng của Android và iOS
Ngày đăng: 05/05/2024 03:12 PM

    iOS và Android là hai hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay, do đó, tính bảo mật ứng dụng của cả hai cũng đặt lên bàn cân so sánh. 

    Gần đây, Ernestas Naprys - một nhà báo tại Cybernews chuyên viết về an ninh mạng đã tiến hành một nghiên cứu đáng chú ý về mức độ an toàn của ứng dụng trên iOS và Android. Trong nghiên cứu này, ông đã cài đặt 100 ứng dụng phổ biến nhất trên hai hệ điều hành để so sánh. Sau khi cài đặt xong, ông để cả hai thiết bị ở chế độ chờ và ghi nhận lại tần suất chúng kết nối với các máy chủ bên ngoài, cũng như vị trí địa lý của những máy chủ đó.

    Kết quả cho thấy, trong vòng 5 ngày, thiết bị iOS đã gửi đi trung bình 3.308 yêu cầu kết nối mỗi ngày, cao hơn so với con số 2.323 yêu cầu từ thiết bị Android. Tuy nhiên, con số này không đồng nghĩa với việc Android an toàn hơn iOS. Trên thực tế, có đến 60% lượng yêu cầu từ iOS đến từ chính Apple, chiếm phần lớn lưu lượng truy cập. Trong khi đó, chỉ có 24% yêu cầu từ thiết bị Android được gửi đến Google, phần lớn là đến các ứng dụng của bên thứ ba.

    So sánh về tính bảo mật ứng dụng của Android và iOS

    Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiết bị iOS ít kết nối hơn với các máy chủ tại Nga và Trung Quốc so với Android. Cụ thể, iOS chỉ kết nối trung bình 1 lần/ngày với máy chủ Nga, trong khi con số này ở Android là 13 lần/ngày, tổng cộng 39 lần trong 3 ngày. Đối với Trung Quốc, mặc dù đã cài đặt nhiều ứng dụng có nguồn gốc từ nước này, nhưng iPhone không hề kết nối với bất kỳ máy chủ nào tại đây. Ngược lại, thiết bị Android lại kết nối trung bình 5 lần/ngày với máy chủ Trung Quốc.

    Tuy nhiên, khi so sánh với các ứng dụng phổ biến như Facebook và TikTok (ByteDance), iOS lại thể hiện tốt hơn. Trong khi iPhone chỉ kết nối trung bình 20 lần/ngày với máy chủ Facebook và 36 lần với ByteDance (không đặt tại Trung Quốc), thì con số này trên thiết bị Android lần lượt là gần 200 và 800 lần.

    So sánh về tính bảo mật ứng dụng của Android và iOS

    Theo Naprys, có một số lý do dẫn đến sự khác biệt về mức độ bảo mật giữa iOS và Android như trên. Một trong những lý do quan trọng là do các chính sách quản lý chặt chẽ của Apple dành cho các nhà phát triển trong hệ sinh thái khép kín của họ, đặc biệt là về quyền riêng tư và bảo mật. Ngoài ra, không có ứng dụng quảng cáo nào trên App Store, tất cả các ứng dụng đều đến từ các nền tảng lớn, đáng tin cậy. Điều này giúp hạn chế việc thu thập và truy cập trái phép vào dữ liệu người dùng.

    Tóm lại, dù cả iOS và Android đều chưa hoàn toàn an toàn, nhưng iOS có xu hướng gửi ít yêu cầu truy cập hơn, đặc biệt đối với các máy chủ tại những quốc gia có rủi ro cao về an ninh mạng như Nga và Trung Quốc

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Fanpage